Hình ảnh đẹp của CSGT Sài Gòn giúp người dân sau bão số 9
Lái xe tải húc CSGT, cướp giấy tờ: Phạt hơn 22 triệu đồng
Nhiều người đi đường không khỏi ngạc nhiên khi sáng nay thấy hình ảnh CSGT nhí cùng các chiến sĩ CSGT TP.HCM điều tiết giao thông, xử lý trường hợp vi phạm. |
Tham gia chương trình “Một ngày làm chiến sỹ Cảnh sát giao thông” do Phòng Cảnh sát giao thông về đường bộ - đường sắt (PC08, Công an TP.HCM) tổ chức, các em nhỏ trên địa bàn được phổ biến các quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông (TT ATGT). |
Các em học sinh được trang bị đồng phục giống các chiến sỹ CSGT, đồng thời được tham gia xử lý các trường hợp vi phạm. |
Tại giao lộ Trần Hưng Đạo - Trần Đình Xu (Q.1) được sự hướng dẫn của CSGT, các chiến sĩ nhí đã trực tiếp xuống đường ra hiệu lệnh, thổi phạt người tham gia giao thông với các lỗi như dừng xe không đúng vạch, đi xe máy không đội mũ bảo hiểm… |
Sau khi được các cán bộ PC08 hướng dẫn, một CSGT nhí trực tiếp ghi nội dung vi phạm của người tham gia giao thông vào sổ ghi chép |
![]() |
Em Châu Tâm Như (13 tuổi, học sinh lớp 7, ngụ Q.1) cho biết: "Lần đầu tiên được hóa thành chiến sỹ CSGT, em rất vui, dù lúc đi cùng các chú CSGT thổi phạt người vi phạm em còn hơi run". |
Một trường hợp tham gia giao thông không đội mũ bảo hiểm bị CSGT xử lý. Các em nhỏ cũng tham gia kiểm tra bằng lái, giấy tờ xe... |
Các chiến sỹ CSGT nhí dẫn người nước ngoài qua đường |
Thấy đoàn xe bị xử lý, Sỹ lái xe tải húc thẳng vào lực lượng CSGT, Hoàn tới bàn làm việc của tổ công tác cướp giấy tờ bị giữ.
" alt=""/>Một ngày làm cảnh sát giao thông của học trò Sài Gòn![]() |
Nghi thức ra mắt sản phẩm sữa học đường. |
Tại lễ phát động, đại diện Sở GD&ĐT Hà Nội và các sở ban ngành, Ban giám hiệu, phụ huynh học sinh trường tiểu học Kim Đồng và đại diện Vinamilk đã cùng trao những hộp sữa học đường đầu tiên cho hơn 2.000 học sinh của trường. Có thể nói đây chính là những “trái ngọt” đầu tiên của Quyết định 1340 của Thủ tướng Chính phủ với mục tiêu “Cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho trẻ em mẫu giáo và tiểu học thông qua hoạt động cho trẻ em uổng sữa hàng ngày nhằm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng, nâng cao tầm vóc, thể lực của trẻ em Việt Nam góp phần phát triển nguồn nhân lực trong tương lai”.
![]() |
Ông Phạm Xuân Tiến- Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cùng đại diện các sở ban ngành, phụ huynh và các thầy cô giáo trao sữa cho học sinh trường Kim Đồng |
Giám đốc kinh doanh nội địa của Vinamilk Nguyễn Hồng Sinh cho biết: Đối với TP Hà Nội, đây là đề án Sữa học đường lớn nhất nước và đòi hỏi sự triển khai thực hiện phải rất chuyên nghiệp, đơn vị cung cấp phải có đủ tiềm lực về tài chỉnh, về năng lực sản xuất. Với chương trình Sữa học đường của Hà Nội, Vinamilk đã và đang làm những gì tốt nhất có thể cho học sinh Thủ đô nên không đặt yếu tố thương mại trong chương trình và mong muốn chung tay vì một Việt Nam vươn cao. Vì vậy, Vinamilk cam kết sẽ thực hiện thật tốt và làm hết sức mình để đáp lại sự tin tưởng của lãnh đạo TP và mong muốn là đơn vị đồng hành lâu dài với TP Hà Nội trong chương trình Sữa học đường cũng như các hoạt động an sinh xã hội khác trên địa bàn TP.
![]() |
Ông Nguyễn Hồng Sinh- Giám đốc kinh doanh nội địa của Vinamilk phát biểu tại sự kiện. |
Trước đó, Vinamilk và Sở GD&ĐT Hà Nội, các Phòng GD&ĐT các quận huyện đã tiến hành tập huấn liên tục trong 10 ngày trên khắp 30 quận, huyện trong địa bàn TP Hà Nội cho gần 10.000 đại biểu bao gồm: Ban giám hiệu, các giáo viên, đại diện hội phụ huynh học sinh từ 1.847 trường công lập và 2.509 nhóm trẻ nhằm cung cấp những kiến thức chuyên môn cần thiết liên quan đến việc triển khai chương trình Sữa học đường vào đầu năm 2019.
Chương trình Sữa học đường không chỉ có ý nghĩa nhân văn và xã hội to lớn đối với sự phát triển của trẻ em Việt Nam mà còn thể hiện rõ nét sự quyết tâm, đồng lòng của tất cả các cấp, các ngành của TP. Hà Nội và những nỗ lực của doanh nghiệp trong việc triển khai thực hiện chương trình. Bên cạnh đó, chương trình còn giúp giảm bớt các gánh nặng về tài chính đối với gia đình, xã hội và đem lại cho các em sự bình đẳng trong việc tiếp cận các nguồn dinh dưỡng có lợi.
![]() |
Bà Bùi Thị Hương- Giám đốc Điều hành Vinamilk trao sữa cho các cháu học sinh. |
![]() |
Học sinh trường Tiểu học Kim Đồng hân hoan nhận sữa |
Chương trình Sữa học đường được HĐND TP.Hà Nội thông qua nghị quyết từ ngày 5/7/2018. Đề án thực hiện theo quyết định số 1340 năm 2016 của Thủ tướng về chương trình sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng, góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và tiểu học đến năm 2020. Đối tượng thụ hưởng Chương trình Sữa học đường là trẻ mẫu giáo và học sinh tiểu học đang theo học tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn tự nguyện tham gia. Mỗi trẻ sẽ uống sữa tươi 5 lần/tuần (mỗi ngày đến trường uống một lần), mỗi lần một hộp 180 ml. Việc này được duy trì suốt 9 tháng đến trường trong mỗi năm học của các em. Mức đóng góp cho Chương trình Sữa học đường theo kế hoạch trước là ngân sách 30%, doanh nghiệp hỗ trợ 20% và phụ huynh góp 50%. Tổng kinh phí thực hiện dự kiến hơn 4.180 tỷ đồng, trong đó ngân sách hỗ trợ hơn 1.290 tỷ đồng; doanh nghiệp hơn 890 tỷ đồng và phụ huynh đóng hơn 2.000 tỷ đồng. |
Q.H
" alt=""/>Chính thức triển khai chương trình Sữa học đường tại Hà NộiNữ giáo viên chết lặng khi xem điện thoại của chồng chưa cưới
Cô dâu tuyên bố ly hôn trong đám cưới khiến chú rể tái mặt
Chạy trốn khỏi căn biệt thự lúc nửa đêm, vợ trẻ tiết lộ điều bất ngờ
Dạo gần đây tôi thấy chị em bàn tán xôn xao, rôm rả về chuyện gái ế, bị gia đình hối thúc lấy chồng…
Bản thân tôi cũng là người độc thân, chưa có bến đỗ nên nghe mọi người nói chuyện, tôi cảm thấy khá não nề. Vì gia đình thúc ép mà cách đây gần 3 tháng tôi từng bị sập bẫy tình của kẻ sở khanh.
Tôi năm nay 40 tuổi, làm kế toán trưởng tại một công ty lớn. Bố mẹ tôi đều là người Hà Nội gốc. Trên tôi có hai anh trai đã kết hôn, ra ở riêng, còn tôi sống cùng bố mẹ.
Công việc mang đến cho tôi cuộc sống dư dả. Hơn nữa, tôi chưa bị vướng bận chồng con nên chi tiêu không phải tính toán, đắn đo nhiều. Mỗi lần đi công tác, tôi vác về hàng đống đồ hiệu, ăn uống sang chảnh.
Trước đây, ngày mới 30 tuổi, tôi cảm thấy khá thoải mái, đầu óc thảnh thơi. Nhìn bạn bè con bồng, con bế, lúc nào cũng tất bật, chẳng có thời gian tút tát nhan sắc tôi thầm chán ngán thay họ.
Dịp họp lớp, bạn nhìn thấy tôi thong dong, tung tẩy tỏ ra ngưỡng mộ và tiếc nuối vì kết hôn sớm. Vì thế tôi thường “bơ” những đối tượng có ý định tìm hiểu mình. Cứ thế, tuổi xuân vùn vụt trôi qua. Những người đàn ông vây quanh tôi cũng dần dần thưa thớt.
Tuy nhiên, khi ở ngưỡng tuổi 38 - 40, tôi bắt đầu thèm khát được làm mẹ, được có một gia đình nhỏ đầm ấm.
Tôi mở lòng, thử xem mặt vài lần nhưng rồi chẳng đi đến đâu. Mỗi lần Tết đến, tôi lại bị bố thúc giục đi lấy chồng. Ông trách tôi “kén cá, chọn canh” để giờ không ai thèm rước.
Mẹ thở dài, khuyên nhủ, bảo tôi xem ai nhiệt tình thì lấy luôn, sợ sau này khó khăn việc sinh nở.
Thực sự tôi đâu có kén chọn, đàn ông họ gặp tôi lần đầu, nghe tôi giới thiệu đang làm sếp, có điều kiện, đi xe hơi đã từ phũ phàng từ chối luôn. Họ nói thẳng, không thích vợ giỏi mà chỉ cần người phụ nữ giản dị, bình thường.
Bị gia đình hối thúc quá, tôi phát chán, hôm nào cũng cắm đầu vào làm ở cơ quan đến 9 giờ tối mới về.
Hồi tháng 10, tôi vô tình quen Hải - nhân viên công ty chuyển phát. Anh ta hơn tôi 5 tuổi, ngoại hình không đẹp nhưng cao to, ăn nói có duyên.
Hôm đó tôi gặp sự cố ngoài đường, xe ô tô bị hỏng, may Hải có chút kiến thức về xe nên nhiệt tình giúp đỡ. Sau một hồi loay hoay, xe tôi nổ máy, đi được về đến xưởng sửa chữa.
Sau lần đó thi thoảng Hải hẹn tôi đi uống cà phê. Anh ta cho biết mình chưa vợ do gia cảnh khó khăn, nuôi các em ăn học. Giờ cuộc sống ổn định thì tuổi hơi cao, tìm vợ có vẻ gian nan.
Hải bắt đầu công cuộc tấn công, tìm đến tận nhà thăm bố mẹ tôi. Bố mẹ tôi nghĩ con gái lớn tuổi, có người để ý, xác định tìm hiểu lâu dài nên ra sức vun vào. Gia đình hối thúc quá, với lại tuổi tác cao nên tôi cũng vội gật đầu hẹn hò với anh ta.
Hải ngày nào cũng nhắn tin, gọi điện nhắc nhở tôi chăm sóc sức khỏe. Anh ta luôn chu đáo, khéo léo, thưa chuyện, đặt vấn đề cưới xin với bố mẹ tôi rất nghiêm túc.
Sau 1 tháng quen biết, tôi và Hải đi quá giới hạn. Hải luôn hứa hẹn, bàn chuyện cưới xin, giục tôi thả để có em bé ngay. Anh còn xưng hô vợ - chồng với tôi.
Nhưng tôi đợi mãi không thấy anh đưa mình về nhà ra mắt như đã nói, hành tung có nhiều lúc không rõ ràng. Cứ cuối tuần là Hải tắt máy, tôi không liên lạc được.
Thấy khó hiểu, tôi bí mật tìm hiểu gia đình ở Hải huyện ngoại thành Hà Nội. Đến đó, tôi tá hỏa khi biết anh ta đã có vợ và hai con lớn học cấp 3. Công việc của anh ta di chuyển liên tục nên chỉ cuối tuần mới về thăm vợ con.
Phát hiện sự thật động trời về anh ta, tôi phát điên, gặp chị vợ kể hết sự tình. Chẳng ngờ chị rơm rớm nước mắt kể, bao năm nay anh ta ra ngoài lăng nhăng, chuyên tán tỉnh con gái nhà lành, hứa hẹn chuyện trăm năm, đến khi cô gái có thai, phải chấp nhận làm vợ bé anh ta. Chị cũng phải cắn răng chịu nhịn để con cái đỡ khổ.
Tôi đau đớn vì bị lừa dối nhưng xem ra còn may mắn hơn những phụ nữa khác. Giờ tôi chấm dứt với anh ta nhưng lại đau đầu không biết nên nói với bố mẹ thế nào cho hai người khỏi sốc.
Xin hãy cho tôi lời khuyên!
Mời độc giả tham gia bình luận gỡ rối cho các bài viết trong chuyên mục "Tâm sự" bằng cách nhập nội dung bình luận phía cuối bài và ấn nút "Gửi bình luận"; hoặc gửi bài viết chia sẻ về địa chỉ email: [email protected] (ghi chú tên bài viết). Các bài viết thú vị, có giá trị sẽ được chọn đăng trên chuyên mục và nhận nhuận bút từ Tòa soạn. Trân trọng cảm ơn!" alt=""/>Bị hối thúc lấy chồng, 40 tuổi tôi sập bẫy tình của kẻ sở khanh